Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đau đầu tìm lãnh đạo thay thế Strauss-Kahn

Hiện châu Âu đang đau đầu vì họ chưa nghĩ ra thêm ứng viên nào đủ năng lực để ngồi vào chiếc ghế cao nhất tại , trong khi các nhà kinh tế học đã đề cử một số cái tên đến từ các quốc gia mới nổi như Nam Phi, Ấn Độ, Brazil và cả Hàn Quốc. Tuy nhiên, thông thường theo quy luật bất thành văn, Quỹ sẽ do một người châu Âu điều hành và Ngân hàng Thế giới do một người Mỹ điều hành.

Việc bắt giữ người đứng đầu Dominique làm dấy lên câu hỏi ai sẽ là người tiếp theo ngồi vào chiếc ghế này khi cuộc khủng hoảng nợ công vẫn chưa chấm dứt.

Ông Strauss-Kahn có nhiều công với IMF, nhưng sự cố này khiến IMF chao đảo.

có nhiều công với IMF, nhưng sự cố này khiến IMF chao đảo.

Cuối tuần vừa rồi, cả châu Âu bất ngờ khi ông Dominique Strauss-Kahn bị các nhà chức trách Mỹ bắt giữ tại New York, với cáo buộc có âm mưu cưỡng bức một nữ phục vụ phòng. Ông bị bắt giữ khi chuẩn bị lên máy bay trở về Paris.

Các nhà kinh tế, chính trị và cả dư luận bàng hoàng vì vụ scandal xảy ra vào thời điểm không thể “vô duyên” hơn.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.

Vài năm qua, ông Strauss-Kahn đã và đang đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu. Năm ngoái, hàng loạt quốc gia thuộc EU rơi vào vòng xoáy nợ công, thâm hụt ngân sách. Nhờ có IMF, nhiều quốc gia đã nhận được cứu trợ khẩn cấp để vượt qua khó khăn như Hy Lạp, Ireland và gần đây nhất là Bồ Đào Nha.

Thậm chí trong thời buổi khủng hoảng, người ta cho rằng vai trò của IMF nói chung và Strauss-Kahn nói riêng còn là không thể thay thế, khi các nhà lãnh đạo châu Âu liên tục mâu thuẫn với nhau về thỏa thuận cứu trợ.

Hiện tại, Hy Lạp đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng, khi các tổ chức đánh giá tín nhiệm như S&P và Moody’s đều tỏ ra bi quan về tình hình nợ công của nước này. Hầu hết các chuyên gia kinh tế dự đoán Hy Lạp sẽ phải cần đến một gói cứu trợ tiếp theo, sau khi nhận 110 tỷ euro hồi năm ngoái.

Đáng lẽ theo lịch trình, hôm Chủ nhật vừa rồi ông Strauss-Kahn sẽ điều hành một cuộc họp quan trọng cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel để bàn về Hy Lạp. Nhưng do vụ bắt giữ diễn ra hôm thứ bảy, ông đã không thể tham dự cuộc họp, đồng thời bỏ lỡ thêm một cuộc họp tiếp theo với các bộ trưởng tài chính châu Âu diễn ra vào thứ hai và thứ ba này.

“Vụ scandal sẽ khiến tình hình tại Hy Lạp càng khó khăn hơn”, một quan chức IMF phát biểu với tờ Wall Street Journal. Trước khi Strauss-Kahn bị bắt giữ, Hy Lạp và EU, IMF đã gần như thỏa thuận xong một gói cứu trợ tiếp theo cho Athens. “Nhưng với tình hình này, các quyết định có thể bị hoãn lại”, quan chức IMF nói tiếp.

Cuộc bắt giữ không chỉ xảy ra vào thời điểm “vô duyên” đối với châu Âu, mà còn là “vận đen” của Strauss-Kahn. Theo kế hoạch, ông Strauss-Kahn sẽ từ chức tại IMF những tháng tới để chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Pháp mùa bầu cử sắp diễn ra. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng tài chính Pháp và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Tuy nhiên với tình hình này, người ta không chắc Strauss-Kahn còn có thể thực hiện được dự định hay không. Ông giữ chức vụ Giám đốc điều hành IMF từ năm 2007 và theo kế hoạch ban đầu, nhiệm kỳ 5 năm của ông sẽ kết thúc vào cuối 2012.

Dù Strauss-Kahn có tội hay không thì người ta cũng gần như chắc chắn rằng ông này sẽ phải từ chức Giám đốc điều hành IMF vì tính chất nhạy cảm của vụ scandal. Ngoài ra, một khi vẫn đang đau đầu với vụ kiện tụng tại New York, ông sẽ không thể tiếp tục công việc tại châu Âu. Do đó, IMF đang ráo riết tìm người thay thế để ngồi vào chiếc ghế Giám đốc điều hành.

Ông John Lipsky từng tới Việt Nam. Ảnh: Nhật Minh

Ông John Lipsky từng tới Việt Nam tham gia hội thảo về giảm nghèo. Ảnh: Nhật Minh

Hiện ông John Lipsky, người đứng thứ 2 trong bộ máy IMF sẽ tạm thời làm quyền Giám đốc điều hành trong khi ông Strauss-Kahn vắng mặt.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá Lipsky thiếu nhiều yếu tố để trở thành một Strauss-Kahn thứ hai, vốn được ca tụng là đã có những ảnh hưởng to lớn đến bức tranh kinh tế chính trị và xã hội châu Âu thời gian qua. “Strauss-Kahn có nhiều phẩm chất độc nhất vô nhị, khiến ông cực kỳ thích hợp với cuộc khủng hoảng hiện nay”, Uri Dadush, một chuyên gia kinh tế uy tín tại Washington nói với Wall Street Journal.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Chưa hết, sự việc càng rối ren hơn khi theo kế hoạch đưa ra vào tuần trước, ông Lipsky tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 8 tới.

Hiện châu Âu đang đau đầu vì họ chưa nghĩ ra thêm ứng viên nào đủ năng lực để ngồi vào chiếc ghế cao nhất tại IMF, trong khi các nhà kinh tế học đã đề cử một số cái tên đến từ các quốc gia mới nổi như Nam Phi, Ấn Độ, Brazil và cả Hàn Quốc. Tuy nhiên, thông thường theo quy luật bất thành văn, Quỹ IMF sẽ do một người châu Âu điều hành và Ngân hàng Thế giới do một người Mỹ điều hành.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>